Xem bói Ai Cập
Xem hướng nhà
Xem thời vận
Xem tuổi vợ chồng
Trang phục Phong thủy
Xem nốt ruồi Năm sinh con Xem tuổi xây nhà Chọn Sim số đẹp Phong thủy xe - Mua xe theo phong thủy

Tiêu chí ngũ hành trong thiết kế giếng trời

Theo ý kiến của các nhà thiết kế, cách tốt nhất là kết hợp hành lang với giếng trời để làm khoảng đặt cây xanh, hoặc chỗ nghỉ ngơi vốn rất khó thực hiện được trong điều kiện nhà ống hiện đại.

Giếng trời xuất hiện đầu tiên ở châu u vào thời kỳ Phục Hưng. Cụ thể là ở các nhà thờ lớn, bảo tàng và đã được cách tân qua thời gian để phù hợp hơn với sự thay đổi về kiến trúc hay nhu cầu sử dụng.

Ngoài chức năng trang trí cho ngôi nhà thêm thẩm mỹ, điều hòa không khí và lấy thêm nguồn sáng tự nhiên vào nhà, giếng trời còn có ý nghĩa lớn về mặt phong thủy. Theo các chuyên gia phong thủy, vị trí là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiền tài và sức khỏe của các thành viên sống trong nhà.

Do đó, nếu khéo léo vận dụng trong phong thủy, gia chủ sẽ có thể hài hòa và cân bằng trường khí trong nhà, củng cố sức khỏe và tài chính cho gia đình. Mặt khác, nếu tùy tiện bố trí giếng trời thì sẽ chịu hậu quả nặng nề.

bo-tri-gieng-troi-2

Bố trí giếng trời sai cách sẽ làm ngôi nhà nóng bức, khiến không khí sinh hoạt trong nhà trở nên ngột ngạt.

Mở giếng trời thường để giúp gia chủ thu thêm nhiều ánh sáng, lưu thông không khí vào trong nhà. Tuy nhiên, nếu nhà không quá dài (độ sâu), diện tích nhỏ, đủ ánh sáng và không có phòng bị kẹp giữa thì không nhất thiết bố trí giếng trời ở giữa. Bạn chỉ cần tạo một lỗ thông gió ở nóc buồng thang và thông thiên ở phía sau (kết hợp với sàn nước, sân phơi) là đủ.

Khu vực giếng trời cũng nên là không gian sinh hoạt của gia đình. Theo ý kiến của các nhà thiết kế, cách tốt nhất là kết hợp hành lang với giếng trời để làm khoảng đặt cây xanh, hoặc chỗ nghỉ ngơi vốn rất khó thực hiện được trong điều kiện nhà ống hiện đại.

bo-tri-gieng-troi-3

Giếng trời kết hợp cùng sân chơi.

Đối với nhà có mặt bằng “méo mó”, bạn nên bố trí giếng trời ở các góc không bằng phẳng hoặc góc nhọn để tạo hình vuông vức, vững chắc cho không gian nội thất của ngôi nhà. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với ô trống ở giữa hay bên cạnh cầu thang khi cần tiết kiệm diện tích.

Cách làm này tất nhiên không thông thoáng trực tiếp bằng giếng trời độc lập, nhưng khi trên nóc thang có cửa trời dạng chéo (hỏa sinh thổ) thì khả năng luân chuyển nội khí vẫn tốt và có thể trang trí vách cầu thang thành một trục nhấn toàn nhà.

bo-tri-gieng-troi-4

Bàn ăn kê gần giếng trời tạo thêm cảm giác ấm cúng, thư giãn cho gia đình.

Bố trí ngũ hành cho giếng trời cần quan sát không gian bên cạnh là không gian gì, có đặc tính ngũ hành nào để điều chỉnh và dùng chất liệu cho phù hợp. Với những nhà thấp tầng hoặc chủ nhà không muốn đặt phòng thờ trên lầu cao thì giếng trời có mái là nơi phù hợp nhất để đặt phòng thờ, vừa tiện việc hương khói mỗi ngày (thoát hơi nóng dễ dàng) vừa không bị các không gian khác ở phía trên tác động xuống bàn thờ bên dưới.

Trường hợp bố trí giếng trời kế bên phòng ngủ, bạn cần chú ý cách bài trí nội thất thiên về tính thủy và mộc. Lời khuyên là nên sử dụng những vật trang trí nhẹ nhàng, có màu tươi sáng.

Những giếng trời để “trơ trọi” hoặc bọc khung sắt quá dày sẽ không tốt bằng những giếng trời để thoáng, sử dụng vật liệu gần gũi với thiên nhiên (thổ, mộc hoặc thủy) và khung hoa sắt bảo vệ vừa đủ, có đường nét tạo hình sinh động cũng như biến giếng trời thành điểm nhấn nổi bật cho nội thất.

Vat Pham Phong Thuy

Vat Pham Phong Thuy

Vat Pham Phong Thuy Facebook Chat